Có lãng phí khi dùng filter đắt tiền hay không?

Viết bởi Pham Kien vào
Có lãng phí khi dùng filter đắt tiền hay không?

Có lãng phí khi dùng filter đắt tiền hay không?


Sử dụng Filter chụp ảnh phong cảnh tạo ra những hiệu ứng mà các phần mềm hậu kỳ rất khó hoặc không thể thay thế được, sử dụng filter để tạo ra những hiệu ứng khác biệt chính là công dụng của chúng, câu hỏi đặt ra là có cần thiết phải dùng filter  và có nhất thiết phải đầu tư những filter đắt tiền hay không?

Xác định nhu cầu sử dụng filter

Trước hết chúng ta phải xét đến yêu cầu sử dụng, có nghĩa là chúng ta mong muốn có được 1 tấm ảnh như thế nào, từ đó mới xác định là mua sắm những loại filter chuyên dụng nào cho những mục đích đó. Tham khảo bài viết:

  1. Sử dụng filter GND
  2. Sử dụng filter ND

Xác định chủng loại filter cần thiết phải đầu tư một cách khoa học, tiết kiệm, mua bao nhiêu filter là đủ, mua những loại nào? Tham khảo bài viết : Đầu tư filter chụp ảnh

Thương hiệu đắt tiền là tốt?

Sau khi xác định xong các chủng loại cũng như số lượng filter cần đầu tư còn một điều rất được nhiều người quan tâm đó là thương hiệu filter, cái nào tốt ?,  loại đắt tiền nhất có phải là loại tốt nhất không?

Giá thành thường luôn đi kèm với thương hiệu, những thương hiệu lớn thường có giá thành cao hơn nhưng chất lượng luôn ổn định và theo quan điểm của mình giá thành cao nhất cũng chưa hẳn là có chất lượng tốt nhất. Ví dụ như tại thời điểm hiện có 3 thương hiệu filter Clarity (của Bombo) Naunce (của Cokin) và Firecrest (của Formatt Hitech) có chất lượng hơn hẳn Singh-Ray và Schneider mặc dù giá rẻ hơn khá nhiều.

Công nghệ sản xuất filter cũng tương tự như sản xuất thấu kính chất lượng cao, nguyên liệu sản xuất càng tinh khiết, càng đắt tiền sẽ cho chất lượng càng cao, hơn nữa công nghệ nhuộm màu là công đoạn quan trọng nhất nói lên chất lượng filter, do đó chúng ta không nên hy vọng một filter rẻ tiền sẽ cho chất lượng tốt

Khi độ tinh khiết của nguyên liệu filter không cao, kính quang học có tỷ số chiết xuất cao sẽ có khúc xạ lớn và tán xạ nhiều dẫn đến quang sai lớn, làm cho sự tái hiện hình ảnh lên cảm biến không tốt, gây biến dạng hình thể (mất độ nét) nhiễm sắc sai (ám màu). khi khúc xạ và tán xạ lớn sẽ gây hiện tượng không đồng nhất ánh sáng phân bổ trên bề mặt filter, thường những vùng tâm ảnh sẽ có độ xuyên sáng cao hơn dẫn đến các vùng xung quanh có xu hướng tối hơn, hay còn gọi là vignette (tối 4 góc) hoặc hot spot (sáng ở giữa). Chất lượng nguyên liệu filter càng kém, khả năng tối 4 góc càng cao. Điều này sẽ ảnh hưỡng rất lớn đến người dùng những lens bị hiện tượng tối bốn góc, ví dụ như các lens Voigtlander ngàm M lắp trên Sony Alpha A7x

Nguyên liệu tốt vẫn chưa tạo được filter tốt, công nghệ nhuộm màu ảnh hưởng trực tiếp đến sự ám màu (nhiễm màu) với từng điều kiện ánh sáng khác nhau. Màu càng đậm (giảm stops càng nhiều) mức độ ảnh hưởng càng tăng lên, lớp tráng phủ còn có chức năng rất quan trọng là làm giảm khúc xạ và tán xạ của ánh sáng khi đi xuyên qua các lớp filter giúp cho chiết xuất filter gần bằng với chiết xuất không khí ở từng bước sóng khác nhau, để làm được điều đó các nhà sản xuất phải phủ lên filter những hóa chất điểu chỉnh khúc xạ ánh sáng (thường là Florua Megie) với kích thước nano hay còn gọi là tráng phủ nano, mỗi lớp tráng phủ nano sẽ có tác dụng trên mỗi bước sóng khác nhau (tương ứng với màu sắc khác nhau), lớp tráng phủ càng nhiều càng giảm được khúc xạ, cho hình ảnh chính xác và trung thực hơn, tán xạ lớn sẽ làm ảnh bị mất tương phản, giảm độ trong, điều này rất dễ nhận thấy khi dùng những filter chất lượng thấp.

Cả 3 thương hiệu filter Clarity (Bombo) Naunce (Cokin) và Firecrest (Formatt Hitech) đều được sản xuất từ nguyên liệu kính Schott Superwrite B270 (Germany) dành cho quang học cao cấp nhất thế giới hiện nay và đều được tráng phủ nhiều lớp chống khúc xạ quang sai giúp cho filter trung thực nhất

Làm cách nào để biết thương hiệu nào tốt và đáng mua?

Hiện nay chúng ta đang bị nhiễu thông tin bởi các nhà bán hàng, các quảng cáo, bởi các nhà PR sản phẩm nên rất khó để nhận ra đâu là thông tin chính xác nhất.

Những nhà PR sản phẩm luôn tìm mọi cách để che dấu những khuyết điểm của họ nhằm tôn vinh sản phẩm nên người dùng rất khó phân biệt. Sự ám màu của filter không phải luôn giống nhau trong mọi điều kiện mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện, thành phần ánh sáng tại nhiều thời điểm khác nhau (theo từng bước sóng và cường độ ánh sáng) mà sẽ cho ra những kết quả khác nhau, do đó muốn xác định được chất lượng filter cần phải thí nghiệm ở nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau tương ứng với hiện trường thực tế mới chính xác.

Làm cách nào có thể thí nghiệm được nhiều loại filter trong nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau? dĩ nhiên chúng ta khó có thể có điều kiện để làm được điều đó, cách duy nhất là tham khảo những người đã từng sử dụng qua nhiều loại filter ở nhiều điều kiện khác nhau, hoặc những chuyên gia tư vấn có uy tín không bị ảnh hưởng bởi sự tác động của nhà sản xuất để chọn lựa một sản phẩm đúng nhất.

Những thương hiệu filter uy tín, chất lượng trên thế giới hiện nay có thể tham khảo bao gồm: Schneider; Formatt-Hitech (Firecrest); Singh-Ray; Cokin (Nuance); Bombo (Clarity)


Chúng ta có quá lãng phí cho kính lọc (filter) loại tốt đắt tiền?

Trước hết chúng ta phải xác định như thế nào là một filter tốt theo đúng nghĩa vật lý của nó Filter cũng giống như lens bạn đang lắp trên body, filter không tốt dĩ nhiên sản phẩm cũng không thể tốt được, đa phần chúng ta thường tập trung đầu tư vào body và lens và ít quan tâm đến filter, filter không tốt sẽ làm giảm đi hiệu quả của những thứ chúng ta đầu rất nhiều tiền trước đó. Với giá thị trường hiện nay bạn đầu tư 1 bộ body tốt và một ống kính chất lượng cho phong cảnh cũng trên dưới 2000USD hoặc có thể hơn 5000USD, đầu tư cho 1 filter tốt và không tốt chênh lệch chưa đến 100USD/ tấm, nhưng khi lắp 1 filter chất lượng thấp vào hệ thống của bạn sẽ cho ra chất lượng ảnh tương đương với bộ khoảng 1000 USD, như vậy có đáng để tiết kiệm không?

Nếu đầu tư body và lens chưa tốt có cần thiết phải đầu tư filter tốt hay không?

Câu trả lời là có, vì nếu bạn đầu tư filter chất lượng kém càng làm giảm đi chất lượng cả hệ thống của bạn

Tại sao tôi phải đầu tư filter tốt đắt tiền khi chụp ảnh vui chơi, giải trí, không kinh doanh?

Chụp ảnh là một môn nghệ thuật và giải trí, có những người dùng sản phẩm ảnh như một tác phẩm để kinh doanh nhưng có những người chỉ để thỏa đam mê, vui chơi giải trí do đó đôi khi không cần phải quá tốn kém để đầu tư cho những thiết bị hỗ trợ này.

Tuy nhiên nếu chúng ta đầu tư filter tốt, có nghĩa hình ảnh tốt sẽ giảm thiểu rất nhiều vào công tác hậu kỳ (chỉnh sửa màu sắc, cân bằng ánh sáng, cứu chi tiết....) rất phức tạp đối với những người không chuyên là một công việc rất vất vả và rất mất thời gian, vậy khi thỏa mản đam mê chúng ta có cần phải hy sinh thời gian và công sức cho những công việc thừa ấy không?

Đầu tư kính lọc (filter) ở chất lượng vừa phải là tiết kiệm nhất?

Theo quan điểm của một số nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp điều này là rất lãng phí!

Chúng ta phải chuẩn bị rất nhiều cho một chuyến sáng tác bao gồm thời gian, tài chính, thiết bị, đặc biệt là những chuyến đi dài ngày tốn kém rất nhiều chi phí, quĩ thời gian và công sức. Nếu không có được một sản phẩm tốt nhất có thể thì đó là quá lãng phí, số tiền tiết kiệm mua filter tốt thực chất không đáng kể so với chi phí chuyến đi, mà ngược lại có thể chúng ta sẽ bắt gặp những tình huống khoảng khắc chỉ xảy ra duy nhất 1 lần mà không bao giờ có thể thấy lại được, có hối tiếc cũng không thể thực hiện được, do đó hãy trang bị cho chúng ta những điều kiện tốt nhất có thể để tránh lãng phí.

Bombo. ND filters

Làm gì khi không có đủ điều kiện mua kính lọc tốt?

Thông thường chúng ta sẽ mua những filter rẻ tiền để trải nghiệm, như phân tích ở trên đó là việc làm rất lãng phí, chúng ta đã lãng phí tiền mua filter, lãng phí thời gian cho chuyến sáng tác, lãng phí thời gian làm hậu kỳ chỉnh sửa ảnh, lãng phí khoảng khắc ảnh đẹp....

Khi chưa đủ điều kiện mua filter tốt thì giải pháp tối ưu nhất theo mình là không mua filter!

Vì không nua filter chúng ta sẽ chủ động hơn trong việc sáng tác, chúng ta biết được những hạn chế của thiết bị đang sử dụng để vận hành một cách tối ưu nhất. Có rất nhiều phương pháp chụp ảnh không cần sử dụng filter nhưng cũng ra kết quả gần tương tự như sử dụng filter, do đó hãy đừng lãng phí cho những filter không tốt!

Bombo no filter Chúc các bạn chọn cho mình được những filter tốt và có những tác phẩm đẹp! BOMBO T7.2016 facebook: Kien Pham facebook: Bombo Holder


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

0 comments

Để lại bình luận